top of page

Đọc sách tại thư viện thành phố thứ Ba hàng tuần lúc 18h

 

Nhiều phụ huynh từng băn khoăn với câu hỏi: Tại sao con mình chỉ thích chạy nhảy, vận động mà không hứng thú với sách truyện; Hay chỉ cần có tiếng nhạc cất lên, trẻ sẽ vui vẻ, lắc lư và thích thú thể hiện những điệu múa; Hoặc trẻ chỉ hứng thú với giờ tiếng Anh mặc dù cha mẹ đã thay đổi môi trường học năng khiếu bơi, vẽ nhiều lần...

Góp phần giải đáp điều này, năm 1980, nhà tâm lý học Howard Gardner thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã đề xuất một quan điểm mới về các loại hình trí thông minh của con người. Vị giáo sư này đã chứng minh sự tồn tại của 9 dạng thức thông minh khác nhau, bao gồm: tự nhiên, triết học, thể chất, ngôn ngữ, nội tâm, âm nhạc và thính giác, toán học và logic, tương tác và giao tiếp, không gian và thị giác.

Mỗi người có thể sở hữu nhiều loại trí thông minh khác nhau, ảnh hưởng đến thành công và định hướng trong tương lai. Chính vì thế, mô hình này đã được ứng dụng rộng rãi vào các chương trình giáo dục trên thế giới, giúp người làm giáo dục nhận ra những thiên hướng phát triển của trẻ để hỗ trợ phát triển tốt nhất, cũng như việc giúp trẻ đi đúng định hướng khi lựa chọn nghề nghiệp.

Một trong những hoạt động cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ trong quá trình gợi mở, kết nối những tiềm năng phát triển chính là việc dạy con đọc sách. Phương pháp này được nhiều phụ huynh áp dụng từ giai đoạn thai giáo cho đến khi trẻ sinh ra nhằm giúp bé phát triển ngôn ngữ, thị giác, kích thích sự sáng tạo và rèn luyện tính tập trung. Việc dạy trẻ đọc sách, yêu sách còn giúp trẻ trở thành người học tập liên tục vì sách chính là người thầy suốt đời của trẻ.

Với mong muốn giúp phụ huynh học cách yêu thương, tôn trọng trẻ đúng mực và khơi dậy những tiềm năng vô giá, LEAD tổ chức buổi đọc sách hàng tuần. Đây chính là cơ hội để ba mẹ và các thầy cô ngồi cùng con trẻ trước một cuốn sách hay; giúp trẻ biết thêm nhiều điều mới, rèn luyện tính kiên nhẫn và là dịp để kết nối tình thân giữa ba mẹ và con trẻ. 

bottom of page